Chủ nghĩa dân tộc và tính dân tộc Thảo_luận:Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam

Chủ nghĩa dân tộc là có tính đối lập với chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa xã hội - cộng sản cho nên không có một Cương lĩnh nào lại ghi cả hai theo kiểu cơ hội, ba phải, và không có tính khoa học. Chủ nghĩa dân tộc thể hiện ở đường lối cụ thể. Còn tên của 1 Đảng không quan trọng, khi tranh cử hay khi nắm quyền thì phải phục vụ dân nước đó và bảo vệ chủ quyền, cũng như phát huy tính dân tộc trong khía cạnh nào đó của đời sống, dù là Đảng Cộng hòa Mỹ, Đảng Xã hội Pháp, Công đảng Anh, Đảng Bảo thủ Anh, Đảng CS Liên bang Nga, Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản, Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức, DCS Cuba, Đảng Quốc đại Ấn... Nếu theo cái kiểu nhầm lẫn tính dân tộc, tinh thần dân tộc với chủ nghĩa dân tộc / hay chủ nghĩa yêu nước (không liên quan đường lối) thì hàng vạn đảng trên thế giới, đảng nào cũng phải chèn chữ Chủ nghĩa dân tộc trong phần nói về học thuyết mà đảng đó theo. Còn ĐCS VN thì khẳng định theo chủ nghĩa M-LN, không cần bàn cãi, còn con đường lộ trình phải đi thì phải pha trộn nhiều thứ, không thể kể hết, nhưng mục tiêu là không đổiThuvan1980 (thảo luận) 15:57, ngày 1 tháng 7 năm 2020 (UTC).

                            Tôi đã đọc văn kiện Đảng toàn tập, HCM toàn tập, các giáo trình học viện CTQG HCM, không có một tài liệu nào nói ĐCs VN đi theo Cndt cả. Cho nên không thể nào đưa những tài liệu suy diễn, mạo nguồn, bóp méo nguồn vào bài. Còn nói là xây dựng quốc gia kiến thiết quốc gia thì hầu hết các đảng trên thế giới cương lĩnh đều có cả không lẽ bê tất vào gọi Cndt. Nói xây dựng CnXh, CnCs thì không có nghĩa là mâu thuẫn với quyền lợi dân tộc, là gây tổn hại lợi ích dân tộc. Xem lại CN Mác Lê nin, tư tưởng HCM trong đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xây dựng CnXh, cncsThuvan1980 (thảo luận) 18:05, ngày 1 tháng 7 năm 2020 (UTC)
@Thuvan1980, có nhiều đảng không phải theo hoặc chú trọng chủ nghĩa quốc gia bạn à, mà thấy vào đó nêu rõ tư tưởng đặc trưng riêng. Còn trường hợp này thì khác, có nêu đích danh vấn đề tổ quốc trong luận cương là đủ nói rằng đây là tư tưởng chính thống rồi, đã thế còn lặp lại xuyên suốt bộ cương lĩnh như một tư tưởng chủ đạo ăn sâu vào máu ấy, không nhắc đến là không nên.Hambient1981 (thảo luận) 18:01, ngày 2 tháng 7 năm 2020 (UTC)Tất cả nhũng gì bạn viết chỉ là suy diễn, mà cái chính là bạn không hiểu chủ nghĩa dân tộc là gì. Bài chủ nghĩa dân tộc VN có lẽ do bạn viết nick khác ? Tôi thấy chất lượng rất kém và suy diễn theo hướng trào lưu Chủ Nghĩa Dân Túy. Thứ hai bạn nên nghiên cứu về hệ thống các đảng phái trên thế giới, cương lĩnh tranh cử, mục tiêu.v.v Nhà nước theo chủ nghĩa Mác có mang 2 bản chất (Nhiệm Vụ) là bản chất thống trị và bản chất xã hội lo cho dân chúng. Bất kỳ đảng nào nắm quyền thì cũng phải lo cho dân chúng nơi state đó nắm chủ quyền, và bất kỳ nhà nước nào thì cũng phải có chức năng đối nội đối ngoại đại diện quốc gia dân tộc và bảo vệ chủ quyền. Những cái đó không cấu thành nên cái gọi là Chủ nghĩa. Bạn cũng không nên nhầm lẫn giữa đấu tranh giải phóng dân tộc thì có nghĩa là chủ nghĩa dân tộc. Nói thêm về khái niệm, chỉ có chủ nghĩa Dân tộc cực đoan (chủ nghĩa quốc gia) mới đối lập với chủ nghĩa quốc tế còn chủ nghĩa dân tộc hài hòa với lợi ích các dân tộc khác, thì không có tính đối lập và không cần thiết phải phân biệt giữa 2 chủ nghĩa DT và QT, cũng như nói hài hòa lợi ích cá nhân và tập thể thì không thể nói chủ nghĩa cá nhân đối lập với tập thể / dân tộc/ xã hội/ nhân loại , như thế tức trong chủ nghĩa tập thể đã có CN cá nhân, và từ cái này có thể suy ra trong chủ nghĩa đại đồng là có chủ nghĩa dân tộc. Sự phân loại này chỉ có ý nghĩa khi có sự thổi lên ở mức cực đoan : cá nhân/ tập thể, cá nhân /dân tộc/ quốc tế - thế giới - nhân loại. Còn các Cương lĩnh, kể cả Cương lĩnh gần nhất, hay Điều lệ Đảng đều không có cái mà bạn tự suy diễn ra, cũng không có từ nào "kiến thiết" ở đầu Cương lĩnh cả.Thuvan1980 (thảo luận) 16:18, ngày 3 tháng 7 năm 2020 (UTC)